Insane
*Danh ngôn tình yêu:
21:31 - 03/08/2015
ác em nhỏ, còn Hoàng Anh và Hạnh thấy chẳng giúp được gì cho họ nên đành đứng sang một bên thì thầm to nhỏ.

– Người đàn ông lịch thiệp và nhã nhặn như ông làm sao có thể làm như thế được. – Hạnh bĩu môi. – Nhưng ít nhất sau này ông cũng phải nói rõ với Uyên về tình cảm của ông, đồng thời giải thích rõ cho nàng của ông biết chứ. Định cứ để không nói lời nào mà chờ mọi chuyện qua đi sao. Phụ nữ bọn tôi vốn rất thù dai đấy nhé!

– Bà là phụ nữ hả, sao tôi không thấy? – Hoàng Anh mắt tròn mắt dẹt quay sang nhìn cô bạn mình một lượt từ đầu xuống chân, rồi lại ngược từ chân lên đầu, giống như đang cố săm soi từng milimet một trên cơ thể cô để tìm ra cái mà anh gọi là “phụ nữ”.

Ngay khi Hạnh vừa vung tay lên định ra đòn thì Hoàng Anh lập tức cười rộ lên, sau đó nhảy tránh sang một bên, vội vàng tiến về phía Phụng Anh đang sắp xếp chỗ áo bông ấm mới theo cỡ lớn nhỏ, hoa chân múa tay tỏ ý muốn giúp đỡ cô.

Gọi là cụm trường II nghe có vẻ khoa trương, nhưng thực chất ở đây chỉ có một dãy gồm hai phòng nhỏ lợp mái lá, được dựng lên bằng gỗ rừng, xiêu xiêu vẹo vẹo, vách cũng được làm tạm bợ bằng những cây nứa không biết đã dầm qua bao nhiêu mùa nắng cháy, mưa phùn và sương muối, vách thủng lỗ chỗ, có chỗ toang hoác đủ cho cả một đứa bé chui qua. Trong hai phòng chỉ có vài cái bàn gỗ chân gãy xiêu vẹo, được chắp vá lại chân bằng những ống tre lớn, vài cái ghế đẩu mục và một cái bảng gỗ nhỏ sơn đen đầy vết ăn mòn của thời gian, cũng không biết đã tồn tại bao nhiêu năm tháng, đi qua cuộc đời học sinh của bao nhiêu con người. Học sinh học ở trong cụm này chủ yếu là con em của bản người Mông, học ở cấp tiểu học. Những em học lên cấp hai sẽ phải xuống tận trường trung tâm xã, em nào ở quá xa sẽ được tạo điều kiện ở nội trú ngay trong trường.

Lúc mọi người lên tới cụm trường, các em học sinh đã tới và đang đợi ở một trong hai phòng học, còn có hai cô giáo phụ trách trông coi nữa. So với ở dưới trung tâm xã, tình hình các em nhỏ trên này còn đáng thương hơn nhiều. Vì trời mưa nên tóc đứa nào đứa nấy bết lại, bốc mùi chua loét như cứt mèo, chẳng biết bao lâu rồi chúng chưa gội đầu và tắm nữa? Nhưng có một điều là chúng rất ngoan, khi mọi người đến, cả lũ đang ngồi trong một căn phòng, cùng hát bài hát “Đi học” theo sự bắt nhịp của cô giáo, khi thấy đoàn thanh niên tình nguyện đi vào chúng cũng chỉ hơi nhốn nháo nhìn ra ngoài, vài đứa còn cười nói với nhau bằng tiếng của dân tộc mình, vài đứa khác thì tròn mắt nhìn một cách tò mò, có phần hiếu kỳ.

– Bọn nhỏ này đáng thương lắm anh chị ạ! Có đứa học lớp một, mấy anh em chỉ có một cái quần nhường cho nó đi học. Có hôm nó ị đùn ra quần, cô giáo bảo về nhà thay rồi chẳng thấy nó đến lớp nữa. Đến nhà hỏi mới biết quần bẩn, giặt xong chẳng còn cái mặc nên nó xấu hổ không dám đi học. – Lúc Phụng Anh, Uyên, Mạnh và Thào đang tổ chức trò chơi cho các em học sinh sau khi đã mặc cho chúng những chiếc áo ấm và tổ chức liên hoan bằng vài gói bánh kẹo, còn Hoàng Anh và Hạnh thì đứng trò chuyện cùng một trong hai cô giáo ở đây và nghe cô kể chuyện.

Cô giáo vừa nói tên là Lệ Na, là một cô gái trẻ dân tộc Thái, người địa phương, sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm thì về bản dạy, tính tới nay cũng đã được hơn năm năm. Tính ra Lệ Na vẫn còn kém tuổi Hoàng Anh và Hạnh. Còn một cô giáo nữa tên Pơ Ni, người H’Mông đã bám cụm trường này cả chục năm nay, từ khi xã quyết định lập thêm cụm II cho các em tiểu học ở sâu trong này có điều kiện biết cái chữ để xóa đói giảm nghèo. Trước khi vào đây, cô đã có hơn ba mươi năm gắn bó ngoài trường chính. Nghe nói, cô chính là cô gái người H’Mông đầu tiên biết đọc chữ ở xã này, chính vì vậy cô luôn khát khao được truyền dạy cái chữ cho con em dân tộc mình, hy vọng rằng tương lai của chúng nó sẽ đỡ khổ hơn. Lúc Lệ Na đang nói chuyện với hai vị khách thì cô Pơ Ni đang cố gắng giữ trật tự đám học sinh trong lúc chơi trò chơi.

– Ở đây bọn em cái gì cũng thiếu, nên các anh chị mang cả sách, báo lên cho bọn em đọc là bọn em mừng lắm. Muốn đi mua một cuốn sách mới đọc thì phải xuống tận hiệu sách của huyện, cách đây cũng mấy chục cây ấy. Có khi một năm bọn em mới đi một, hai lần để mua sách về dạy học.

– Các cháu có đủ sách giáo khoa học chứ em? – Hoàng Anh chợt hỏi, anh vừa nảy ra ý định sẽ vận động ban giám đốc hằng năm tặng sách giáo khoa cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất của trường.

– Đến tiền đi học còn không có, tiền đâu mà mua sách giáo khoa chứ anh, toàn là bọn em chắt chiu sách cũ từ năm này qua năm khác, mỗi năm dù có đổi mới nội dung sách thế nào thì bọn em cũng chỉ có thể dạy theo sách cũ thôi. – Lệ Na lắc đầu thở dài. – Tiền học phí của các cháu hoàn toàn được miễn giảm, thế mà có khi cũng chẳng có đứa nào đi học, bọn em lại tới tận nhà vận động từng gia đình một. Như tháng trước, đúng mùa thu, trẻ con bỏ học đi nương hết, em với cô Pơ Ni phải chia nhau đi vào trong bản làm công tác tư tưởng, mà có những đứa đi nương phải mấy ngày mới về, nên thành ra mình cũng phải đi tới mấy lần mới gặp được các em.

Ở bên cạnh, Hạnh vừa nghe, tay vẫn không ngừng bấm máy, ống kính luôn hướng về phía các em nhỏ đang chơi đùa. Lệ Na lại chỉ vào một em nam nhỏ thó chừng chín, mười tuổi, cổ đeo khăn quàng đỏ, mặc bộ quần áo của người H’Mông đã cũ kĩ, còn vài chỗ vá chằng vá đụp đang chơi trò chơi cùng các bạn, có vẻ rất hào hứng, cô kể tiếp:

– Như em nam kia, em ấy tên là Giàng A Sinh, nhà ở nơi xa và cao nhất của bản, tới nhà em ấy phải đi hết hơn hai tiếng đồng hồ, leo lên tận đỉnh núi cao chót vót, thế nhưng ngày nào em ấy cũng có mặt ở lớp sớm nhất. Em ấy nói ngày nào cũng đi học từ bốn giờ sáng. Nhà neo người, chỉ có bà nội, mẹ và dưới có một em trai mới bốn tuổi. Bố em ấy cách đây ba năm đi rừng rồi không thấy về nữa, dân bản cứ kháo nhau là anh ấy bị hổ tha đi mất, cũng không rõ thực hư thế nào. Sinh hiếu học lắm, nhưng nhà thuộc diện nghèo nhất xã, lại neo đơn nên cứ vào mùa đi nương là em ấy lại phải nghỉ học đi cùng mẹ. Mới đây, khi bọn em lên nhà Sinh, ở nhà chỉ có bà nội và đứa em trai nhỏ của Sinh ở nhà. Trời lạnh, bà nội thì ngủ ở trong nhà không biết gì, còn đứa bé bốn tuổi kia thì cởi truồng tồng ngồng, mặc mỗi chiếc áo mỏng được cắt ra từ một mảnh váy của bà hay của mẹ gì đó, nó ngồi trước cửa nhà, ôm cái cột nhà, cứ thế mà ngủ.

Hạnh đang bấm máy, nghe kể tới đoạn này thì lập tức dừng lại, đặt sự tập trung vào câu chuyện của Lệ Na.

– Trời lạnh như thế mà đứa trẻ ấy lại ngủ ngoài cửa sao? Còn không mặc gì nữa? – Hạnh thốt lên có vẻ không tin.

– Mấy hôm đó trời rét, ở trên núi còn có cả băng mỏng, lúc bọn em đến thì người thằng bé đã tím tái cả lại, thở yếu ớt như không thở ấy. Bọn em vội cởi áo bọc nó lại rồi mang nó vào trong nhà, xoa chân xoa tay một hồi nó ...
• Chia sẻ : SMS Google Zing Facebook Twitter
U-ON C-STAT
Wap truyện NVGT TheGioi360 Blogradio Trắc Nghiệm Online