80s toys - Atari. I still have
*Danh ngôn tình yêu:
21:31 - 03/08/2015
, rời khỏi chỗ ngồi, bước qua trước mặt Hoàng Anh và đi lên phía đầu xe. Cô biết nếu còn ngồi đây thì anh sẽ còn dây dưa không dứt.

Người đàn ông này thật biết cách làm người ta trở nên rối loạn.

Bảy giờ mười lăm, cuối cùng xe cũng tới được đầu con đường đất để đi vào trong xã, đã có vài người đàn ông, có cả những cô gái vẫn mặc nguyên váy áo của dân tộc mình đã đứng đợi sẵn bên đường. Cũng may trời không mưa nên sau màn chào hỏi đầu tiên, đồ đạc nhanh chóng được mọi người chất lên những xe trâu, xe ba gác đã được đưa tới từ sớm. Sau khi đồ đạc đã được chất gọn lên xe, một vài thành viên cũng được đưa lên chiếc xe trâu cuối cùng để đi vào trong xã, một vài người ngồi sau mấy chiếc xe minsk đi trước. Còn lại vài người không thể lên hết được nên đành đứng lại. Hạnh đã mang theo chiếc máy ảnh ngồi tót lên xe từ trước rồi, chỉ còn Hoàng Anh, Phụng Anh, Uyên, Mạnh và hai thành viên nam khác là chưa lên. Phụng Anh tất nhiên muốn nhường cho mọi người lên trước, Hoàng Anh nãy giờ cứ luẩn quẩn bên cô mãi nên cũng không lên, Uyên thì nhất quyết bám theo anh, còn Mạnh thì lúc nào cũng lo lắng săn sóc cho Uyên nên càng không muốn đi trước, điều này khiến cho Phụng Anh lúc này không biết nên cười hay nên khóc nữa. Rốt cuộc, cô vẫn phải lên tiếng nhắc nhở:

- Chúng ta cố gắng đi bộ vào trước thôi, đường vào xã khá xa, chắc cũng phải mất một lúc mới có xe quay lại đón.

- Nhưng đường lầy lội quá, hay mình cứ đợi chút đi, xe máy đi vào với đi ra thì cũng nhanh thôi. – Uyên nhìn con đường lầy lội phía trước, có phần ái ngại.

- Thôi, vận động đi cho ấm em ạ, đứng một chỗ lạnh quá! – Hoàng Anh vừa run lập cập vừa nói. Phụng Anh thầm bĩu môi trong lòng, người này thật giỏi giả vờ.

Như để chứng minh cho lời nói của mình, Hoàng Anh hùng hổ đi lên trước, men theo vệ cỏ bên đường để đi cho đỡ trơn trượt và đất cũng sẽ ít bám lên giầy hơn. Vì đất đường ở đây chủ yếu là đất sét nên một khi bám vào giầy sẽ rất khó gột rửa, đối với những đôi giầy nhiều vải một chút thì đúng là không khác gì sẽ phải mang một cục đất to đùng theo bên chân, có muốn rửa cũng không được. Uyên lon ton chạy theo sau, vừa bước lên song song với anh vừa nói:

- Ba lô nặng quá, anh đeo giúp em với nhé!

- Em mang gì mà nhiều thế, sao không mang nhẹ nhàng thôi? – Hoàng Anh đón lấy chiếc ba lô, không quên cười trêu.

- Cũng chỉ có quần áo với đồ giữ ấm thôi mà anh. – Uyên bám lấy cánh tay anh để nhảy qua một vũng nước đọng lầy lội, sau đó hai người nói qua nói lại, làm cho quãng đường vắng cũng trở nên vui vẻ hẳn.

- Phụng Anh, đi thôi. – Mạnh nhìn theo hai người, không biết nghĩ gì trong đầu, sau đó xốc ba lô lên vai và giục Phụng Anh.

- Ừ, mọi người đi cẩn thận, đi sát mép cỏ nhưng vẫn không tránh khỏi trơn trượt, tốt nhất đi sát bên mép núi, đừng đi sát bên mép vực sẽ rất nguy hiểm. – Phụng Anh gật đầu, sau đó cũng tiến lên theo Mạnh. Hai cậu sinh viên cao to thì đi sau cùng.

Phụng Anh không hiểu được, rõ ràng là vừa nãy khi thấy Hoàng Anh và Uyên cười nói vui vẻ với nhau cô còn thở phào một cái, nhưng sao giờ đã lại có cảm giác không vui rồi? Rõ ràng cô rất không thích anh cứ luẩn quẩn bên chân mình, sao bây giờ khi anh đi cùng người khác, cô lại khó chịu trong lòng chứ? Rõ ràng trong lòng cô vẫn muốn tác hợp cho họ, tại sao đến lúc họ vui vẻ với nhau rồi thì trong đầu cô lại xuất hiện hai chữ ‘không nỡ’ chứ?
Con đường đất đi vào xã tương đối nhỏ. Phụng Anh nhớ lần trước tới đây đã phải tự đi bộ tận bốn cây số để vào đó. Một bên là vách núi đá dựng đứng, cao sừng sững, những vệt vạt ngang xẻ dọc khiến cho núi lộ ra những mảng xanh xám gồ ghề, lại có những mảng trắng nhợt xen lẫn, rong rêu không thể bám nổi để sinh sống. Suốt quãng đường vào trong xã sẽ luôn có những vách núi cao như thế. Khi tới đây lần trước để tiền trạm, Phụng Anh còn được biết, có những lần đá lở từ trên núi lăn xuống chắn kín cả con đường khiến cho giao thông từ trong xã đi ra bị đình trệ hoàn toàn, mỗi lần như thế nhân dân lại phải tự ra để dọn lại đường, chứ đợi xe xúc, ủi từ ngoài vào thì không biết tới bao giờ mới có. Có những lần dọn đường do đá lở phải mất đến cả tuần. Còn có những đợt đá lớn lở lăn xuống làm con đường cũng vẹo hẳn sang bên phía vực, mọi người lại phải cùng nhau đắp đất cho đường bằng phẳng, nếu không vào những ngày mưa di chuyển qua đoạn đó sẽ rất dễ dàng gặp tai nạn và lao xuống vực núi sâu cả trăm mét bên dưới.

Bên trái vệ đường chính là vực núi sâu, lại trơ ra toàn đá và chỉ có những cây lá rộng mọc rải rác, lưa thưa trên sườn. Có thể nhìn thấy một con suối nhỏ chảy ở bên dưới, con suối ấy chảy xuôi về tận đầu xã, ở đó nó tạo thành dòng lớn hơn, vào mùa mưa nước lũ đổ về suối tạo thành một biển nước mênh mông, đục ngầu và dữ dội. Một anh bên đoàn xã nói với cô rằng, con suối ấy do dòng thác cách nơi này tầm mấy mươi cây số đổ về, tít trong những dãy núi đá sâu, nơi cuộc sống của con người không bao giờ vươn tới. Người dân trong xã thỉnh thoảng đi vào rừng tìm măng, một lần men theo con suối dữ đã phát hiện ra dòng thác ấy. Lần trước, nếu không phải cũng tới đây vào những ngày mưa phùn thì Phụng Anh cũng quyết tâm theo chân dân bản đi vào thăm con thác ấy. Với cô, thiên nhiên Tây Bắc luôn là một nguồn cảm hứng vô tận. Cô yêu núi, yêu rừng như chính mỗi con người lớn lên ở đất này.

Xã nằm ở bên kia suối, con đường duy nhất để đi vào là một cây cầu treo bằng sắt thép có sơn màu đỏ, được làm nhờ vào một dự án cho vùng cao. Cách cầu sắt không xa vẫn còn một cây cầu treo nữa được làm từ gỗ, mặc dù đã bỏ ngỏ nhưng người dân vẫn giữ lại chứ không phá bỏ. Xã tương đối nhỏ, chỉ có năm bản, lại sinh sống rải rác nên cuộc sống nơi đây còn tương đối nghèo, khoảng 20% hộ dân của các bản sống tập trung là có điện, còn lại những bản sâu trong núi và 100% mười mấy hộ dân tộc H’Mông đều hoàn toàn không biết tới ánh sáng của đèn điện là gì. Lần đầu tới đây, Phụng Anh không khỏi bồi hồi trước cuộc sống gần như hoang dã nơi này. Vùng này toàn là núi đá, diện tích đất có thể khai thác làm nương rẫy rất ít, hầu hết nương rẫy đều nằm rất xa, vì không tiện chăm bón nên bà con thường bỏ ngỏ, tới mùa lúa chín thì đi thu hoạch mà thôi, thu hoạch được chăng hay chớ, vì không chăm bón gì nên thường mất mùa quá nửa.

Trẻ con nơi này cũng lớn lên như thế. Đứa lớn địu đứa nhỏ, đứa biết đi cõng đứa mới biết bò, quần áo tả tơi, chỉ còn nhìn ra một màu xám xám bẩn bẩn, nhàu nhĩ, rách tơ tướp khắp chỗ. Thậm chí, có nhà có tới mấy anh em, mà tất cả chúng nó chỉ có một cái quần để mặc chung, thường sẽ ưu tiên đứa được đi học. Nếu không tận mắt thấy, có lẽ Phụng Anh cũng chẳng thể nào tin, đối lập với mảng màu sáng của những áo trắng tinh tươm của học trò nơi thành thị lại là mảng màu xám ngoét của trẻ nhỏ vùng c...
• Chia sẻ : SMS Google Zing Facebook Twitter
U-ON C-STAT
Wap truyện NVGT TheGioi360 Blogradio Trắc Nghiệm Online