*Danh ngôn tình yêu:
15:30 - 23/05/2015

Mấy người đó là ai?


Bọn họ là người ra sao?


Vì có mấy người đó, Lương Thương Trung mới phải tổn thương tâm thần, tổn thương tình cảm.


Còn phải sưng đầu, đau đầu nữa! Cô nương kia rất trẻ, bước đi, giọng nói, nụ cười cũng rất trẻ. Cô nương kia tươi tăn tắn, đẹp rờ rỡ, phảng phất tỏa toát một thứ ngọt lịm mê đắm chết người. Lúc động thì như một dòng nước uyển chuyển thả mình, lúc tĩnh thì tựa một hồ nước trong xanh lấp lánh ánh trăng.


Cô nương đó có tên:


Tiêu Hồn.


— Tiêu Hồn là tên của nàng.


Bên cạnh nàng có một a đầu, đầu thù lù, cổ tổ bố, tay dềnh dàng, môi thừ lừ, mũi tẹt lét, ngay cả thân thể cũng thù lù tổ bố dềnh dàng thừ lừ tẹt lét, có điều không ngờ cũng mày thanh mi tú lắm. Gánh gồng ả làm không được, võ công xem ra ả cũng không ra làm sao.


A đầu đó tay chân da thịt thô kệch, cả thanh âm cũng rất là thô kệch, lại dám đến bảo vệ (hoặc là hầu hạ) Tiêu Hồn cô nương. Ả theo sát bên Tiêu Hồn, một tấc cũng không rời.


Tiêu Hồn gọi a đầu đó là:


“Tiểu thư thư”.


Nàng đối đãi “Tiểu thư thư” cực tốt, lo từng li từng tí, cởi y phục mình cho ả mặc, xẻ đồ ăn ngon cho ả ăn (“cởi áo xẻ cơm” bắt nguồn từ truyện Hoài Âm hầu Hàn Tín trong Sử ký Tư Mã Thiên. Khi Hạng Võ sai Vũ Thiệp đến dụ Hàn Tín bỏ Lưu Bang, Hàn Tín mới từ chối: “Hán vương trao cho ta ấn Thượng tướng quân, giao mấy vạn binh mã, cởi áo trên mình cho ta mặc, đem chia đồ ngon cho ta ăn, lời nói được nghe, mưu kế được dùng, cho nên ta mới có thể có ngày nay…”). Nhưng đối với người khác thì nàng cực kỳ tinh quái, châm chích, trả treo.


Nàng chẳng có chút nào giống một cô gái đang chạy nạn.


Nàng hoàn toàn không có vẻ đang chạy nạn.


Người ta nhắc nhở nàng: “Nàng hiện đang chạy trốn đó!”. Nàng hỏi ngược: “Ồ? Người chạy nạn phải có một dáng vẻ nhất định à? Không có bộ dạng chạy trốn thì không phải là chạy trốn sao? Ta thì thấy chạy trốn mà không có dáng vẻ trốn chạy mới thực là chạy trốn đó chứ!”.


Đối với nàng, không những Lương Thương Trung hết cách, người khác cũng chẳng còn biện pháp gì hết.


Người khác?


Người khác là ai?


Người khác cũng như Lương Thương Trung vậy, ít ra có hai chỗ giống nhau:


Một, đều là cao thủ bậc nhất, cực kỳ lợi hại.


Hai, đều là người đến để bảo vệ Tiêu Hồn cô nương.


Ban đầu Lương Thương Trung đâu biết có những người này, y cho rằng chỉ có một mình mình đứng ra khuông phò Tiêu Hồn cô nương.


Y đâu phải dễ gì dò thám được hành tung của Tiêu Hồn. Y gặp Tiêu Hồn trong một quán dân quê, đang ăn hạt bồ đề. Con gái ăn hàng, mắt him híp, môi đo đỏ, răng trăng trắng, rất dễ nhìn, Lương Thương Trung thấy vậy không khỏi tiêu hồn một hồi. Y định đi qua làm quen, hứa hẹn: đừng sợ, ta bảo vệ nàng. Nhưng cô nương kia lại đi trước y một bước, nhìn y cười cười.


Nụ cười đẹp như một giấc mộng.


Mà nàng là cô gái trong giấc mộng của y.


Đó là một giấc mộng đẹp.


Đó là nụ cười trong mộng, đôi mắt trong ngời nhìn y. Nàng cười nói với y: “Đừng sợ, nói cho ta biết coi ngươi sao lại lẽo đẽo theo ta vậy?”.


Y còn chưa trả lời.


Mặt ửng đỏ cái đã.


Lương Thương Trung cho rằng mình xông pha giang hồ biết bao nhiêu năm rồi, đâu thể nào đỏ mặt được!


Y còn chưa kịp hồi đáp.


Có hai người đã đứng dậy.


Đứng lên đi ra.


Hơn nữa đồng thời phát động công kích.


Đó là một trận chiến cực kỳ đáng sợ.


Kẻ công kích, một người là một tên nhóc miệng méo da thịt thô sần đến gần như toàn thân mọc đầy vảy cá.


Người kia là một hán tử sắc mặt và thân hình lúc bình thường thì xám xịt, lúc lo âu thì biến thành màu lam, nhưng đến khi phẫn nộ thì lại lại đỏ bừng lên hết.


Vũ khí của tên nhóc miệng méo là la sách, một dải tơ mỏng. Vũ khí của hán tử mặt đổi sắc theo tâm tình là một thanh loan đao sắc bén.


Bọn họ tấn công rất mãnh liệt.


Hơn nữa rất kỳ lạ.


Bọn họ không những tấn công Lương Thương Trung, đồng thời cũng công kích lẫn nhau, mà càng đánh lâu lại càng hung mãnh: địch nhân càng mạnh, bọn họ càng dữ tợn; thụ thương càng nặng, đấu chí càng hừng hực; đánh càng gay go, càng cứng cỏi phấn đấu.


Loan đao và la sách bám sát “Tiểu Yểm kiếm” của Lương Thương Trung, không ngừng tung toé hoa lửa khi va chạm vào nhau.


Thà chịu bị thương chứ chẳng ai lùi.


Lương Thương Trung phát hiện địch thủ lần này cực kỳ khó đối phó.


Ba người bọn họ càng đánh càng dũng cảm, càng hăng máu. Nếu không phải đột ngột có kỳ biến, ba người có dũng cảm, có hăng máu tới đâu thì cuối cùng cũng sẽ thay nhau té quỵ.


Kinh biến là một trận đột kích.


Ít ra cũng phải có sáu mươi ba mạng đột kích hai chủ tớ nhà Tiêu Hồn cô nương, một số trong bọn sát thủ đã trà trộn làm tiểu nhị, làm thực khách trong quán.


Tên miệng méo, hán tử mặt cắc ké, Lương Thương Trung và hai bộ hạ của y lập tức chuyển hướng, lo đối phó sáu mươi mấy sát thủ nọ. Đến giờ bọn họ mới biết mình cùng chung một trận tuyến bảo vệ Tiêu Hồn cô nương! Sau khi biết ý nhau, ba người đổi địch thành bạn.


Hán tử miệng méo thì ra là con cháu nhà gia thế, còn trẻ mà đã làm quan đến chức Hiệu úy, có điều không quen được lề thói triều đình “chỉ cho quan châu đốt lửa, không cho bá tánh thắp đèn” [Điền Đăng thời Tống làm quan trấn giữ một châu, bắt mọi người phải kỵ húy tên mình (vì chữ "Đăng" trong tên của y có nghĩa là "lên", nhưng do cùng âm với "Đăng" có nghĩa "đèn" cho nên y không cho người xung quanh dùng bất cứ chữ nào có âm "Đăng"). Kẻ xúc phạm điều luật của y bị cho ăn hèo, cho nên bá tánh nguyên một châu đành phải gọi "đăng" (đèn) là "hỏa" (lửa). Vì vậy đến ngày Tết Nguyên Tiêu thắp đèn, quan Phủ doãn cho phép dân cư trong khu vực du ngoạn thưởng lãm, đăng bố cáo rằng: "Bổn châu án chiếu quán lệ, phóng hỏa tam thiên" 0. Bá tánh ai ai cũng vừa tức tối vừa buồn cười. Ngày Tết thắp đèn mà chữ "đăng" không cho dùng thì còn ra thể thống gì nữa! Có người mượn Hai câu đó sau này trở thành một thành ngữ lưu truyền đến ngày nay. Người ta dùng nó để hình dung bọn quan lại xấu xa hoành hành bá đạo, chèn ép dân lành">, cho nên bỏ chẳng làm quan, hành hiệp giang hồ.


Quái nhân mặt mày đổi sắc vốn hồi bé bị bệnh sài đẹn. Lúc mang thai hắn, mẹ hắn bị bọn quan lại bắt ép làm thiếp, bà có chết cũng không chịu tuân theo, nên bị giam trong lao tù, lãnh đủ hình phạt, may là còn sống, có điều sinh ra quái thai, lại thành nhân tuyển tốt để tập võ.


Tuyệt kỹ lợi hại nhất của Lương Thương Trung là khinh công.


Y dùng “khinh công” làm “vũ khí” và “công kích” chủ yếu nhất.


Người khác cứ lo kiếm nhanh, đao lẹ, xuất thủ mau.

...
• Chia sẻ : SMS Google Zing Facebook Twitter
U-ON C-STAT
Wap truyện NVGT TheGioi360 Blogradio Trắc Nghiệm Online
Disneyland 1972 Love the old s